Biến tấu Sủi_dìn

Ẩm thực Hải Phòng
Bánh bèo  · Bánh cấu  · Bánh đa cua (bánh đa cua đồng, bánh đa cua bể)  · Bánh đa đỏ trộn  · Bánh đúc Tàu  · Bánh khúc  · Bánh mì cay  · Bún cá cay  · Bún tôm (Bún tôm móng giò)  · Cá thu ngừ kho độn  · Cá ruội khô rang chua ngọt  · Cá thu khô chưng cay cách thủy  · Canh bánh đa đỏ  · Canh thun thún  · Chả cá thu  · Chả chìa Hạ Lũng  · Chả rươi (Rươi rán)  · Cháo cay  · Cháo khoái  · Cơm cháy hải sản  · Cua rang muối  · Ghẹ om rau muống Đồ Sơn  · Giá bể xào chua ngọt  · Lẩu bề bề  · Lẩu cua đồng  · Nem cua bể (Nem vuông hải sản)  · Nộm sứa Đồ Sơn  · Ốc xào cay  · Pa-tê gan lợn  · Rươi kho  · Thạch găng  · Thịt trâu chọi xào rau muống Đồ Sơn  · Xôi thịt

Tại các tỉnh miền núi đông bắc Việt Nam, viên sủi dìn thường không có nhân đồng thời được nhuộm màu bằng gấc và nghệ.

Dân tộc Tày ở Việt Nam có món bánh Coóng phù. Nhân bánh bằng đỗ xanh xào đường hoặc làm bằng lạc rang giã nhỏ rồi nấu với đường đỏ. Cho nhân vào giữa miếng bột dàn mỏng, vo viên lại cho thật tròn. Nấu nồi nước đường phèn đun sôi, đập gừng vào cho thơm. Thả bánh vào nồi nước đường sủi tăm nghi ngút khói, ngào ngạt hương thơm của nếp, gừng. Khi nào bánh nổi lên là chín. Múc bánh vào bát chan nước đường, cho thêm dừa nạo nhỏ, và lạc rang cùng với dầu chuối cho thơm, ăn nóng.

Phoóng dăm (bánh trôi mặn của người Tày) có nhân thịt mộc nhĩ bên trong ăn cùng rau cải cúc tần, xương sườn và canh xương.

Biến thể của sủi dìn có thể kể đến bánh ngào của tỉnh Nghệ An,kết hợp của bột nếp thơm bùi và mật mía ngọt lịm, lạc rang, gừng. Gừng cũng là nguyên liệu rất quan trọng khi làm bánh để tăng độ thơm ăn trong những ngày đông giá. Khâu nặn bánh rất quan trọng, độ tròn sẽ quyết định đến độ phồng, nở của bánh ngào khi cho lên nấu.

Liên quan